5 Bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân cho Sếp

Xây dựng thương hiệu cá nhân cho Sếp có thật cần thiết? Bạn thường nghe về thương hiệu kinh doanh, và tất nhiên, bạn muốn xây dựng cho doanh nghiệp của mình một thương hiệu. Nhưng chính bạn cũng hiểu rằng, ngày nay việc xây dựng thương hiệu đang ngày càng quan trọng ở cấp độ cá nhân.
Trên thực tế, chẳng có doanh nghiệp danh tiếng nào mà CEO không có thương hiệu cá nhân – thậm chí là đội ngũ quản lý của họ không được khâm phục bởi một thương hiệu cá nhân. Bởi vậy, ngay bây giờ chính là lúc bạn cần nghiêm túc nghĩ về cách xây dựng thương hiệu cá nhân của riêng mình, cho dù bạn mong muốn sở hữu nó hay là buộc phải làm vì doanh nghiệp.
Thương hiệu cá nhân là gì?
Thương hiệu cá nhân là tất cả những gì mọi người nhìn nhận được ở bạn về ngoại hình, tính cách, nghề nghiệp và các giá trị mà bạn đóng góp được cho xã hội. Cách bạn ăn mặc, đi đứng, giao tiếp… sẽ dần hình thành nên thương hiệu cá nhân trong suy nghĩ của người khác. Xây dựng thương hiệu cá nhân cũng có thể được hiểu là tiếp thị cho chính cá nhân mình

Tại sao CEO được khuyến khích xây dựng thương hiệu cá nhân?
Xây dựng một thương hiệu cá nhân giúp mở ra nhiều cơ hội trong kinh doanh hơn cho CEO.
Khi bạn xây dựng một doanh nghiệp xung quanh lĩnh vực chuyên môn của bạn, khái niệm xây dựng thương hiệu cá nhân có lẽ đến với bạn tự nhiên giống như cách tiếp cận với khái niệm “bộ mặt kinh doanh” vậy.
Ngay cả khi bạn xây dựng một công ty có thương hiệu riêng thì việc xây dựng một thương hiệu cá nhân vẫn có những lợi ích của nó.
Bạn không cần thiết phải đau đầu lựa chọn giữa thương hiệu cá nhân và thương hiệu công ty. Bạn có thể xây dựng cả hai cùng một lúc.
Nếu không có điều gì đó giúp bạn khác biệt, có ấn tượng lâu dài trong tâm trí của nhân viên, khách hàng và rộng hơn là công chúng, bạn có thể thấy mình bị chìm nghỉm giữa hàng ngàn người khác cùng mang chức danh CEO.
Xây dựng thương hiệu cá nhân cho SẾP đạt được những điều sau:
Định vị được sự tin tưởng và thẩm quyền
Một thương hiệu cá nhân mạnh mẽ giúp bạn xây dựng niềm tin với khách hàng, và định vị bạn là một CEO có thẩm quyền, một nhà lãnh đạo tư tưởng thực sự trong lĩnh vực kinh doanh của bạn.
Hơn cả vậy, trong nội bộ doanh nghiệp, tất cả nhân viên dưới quyền bạn – từ các cấp quản lý tới nhân viên, chẳng phải đều thấy tự hào và an tâm hơn khi có một CEO có thương hiệu hay sao? Đây là một yếu tố cốt yếu nhằm giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc của doanh nghiệp.
Thương hiệu cá nhân của CEO cũng được liệt kê thành một tiêu chí quan trọng nhằm phục vụ công tác tuyển dụng. Bởi lẽ ứng viên có xu hướng tìm hiểu về người đứng đầu (tên tuổi, thành tích, thậm chí cả lý lịch đời tư) của vị sếp tối cao trước khi đưa ra quyết định đầu quân vào đó.

Nhận được sự ưu ái của phương tiện truyền thông
Các phương tiện truyền thông đang liên tục tìm kiếm các chuyên gia có thể chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm với khán giả của họ. Họ cần sự lộ diện cụ thể của những thương hiệu cá nhân mang đặc điểm tốt được nhiều người đón nhận.
Có một thương hiệu cá nhân giúp bạn có cơ hội xuất hiện nhiều hơn trên các phương tiện truyền thông (ấn phẩm trực tuyến, tạp chí, truyền hình, đài phát thanh) Thật tuyệt vời vì đây là sự tác động hai chiều, nghĩa là sự xuất hiện trước công chúng này cũng góp phần làm tăng độ phủ cho thương hiệu cá nhân của bạn.
Xây dựng được mạng lưới quan hệ rộng và bền vững
Khi bạn có một thương hiệu cá nhân thể hiện rõ ràng bạn là ai, bạn làm gì và bạn giúp đỡ người khác như thế nào, những người khác trong giới kinh doanh hiểu rằng việc kết nối với bạn rất có giá trị. Bạn có thể tận dụng thương hiệu cá nhân của mình để nhanh chóng xây dựng cả network trực tuyến và ngoại tuyến – với các mối quan hệ thật sự chứ không phải mạng lưới ảo.
Xây dựng mối quan hệ với một thương hiệu cá nhân tiết kiệm thời gian và công sức hơn nhiều so với một thương hiệu kinh doanh
Thu hút nhiều khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp
Xây dựng thương hiệu cá nhân vừa là CEO vừa là một chuyên gia trong một ngành / lĩnh vực cụ thể giúp bạn gây ấn tượng với nhiều khách hàng tiềm năng hơn. So với những nhà cung cấp ít tên tuổi hoặc chưa được biết đến, mọi người cũng sẽ ưa chuộng giới thiệu khách hàng đến với bạn.
Định giá sản phẩm / dịch vụ cao hơn
Một thương hiệu cá nhân mạnh mẽ là cái cớ chính đáng cho việc ấn định mức giá cao cho các sản phẩm / dịch vụ của bạn. Nếu không có thương hiệu, mặt hàng của doanh nghiệp bạn sẽ bị cạnh tranh khốc liệt về giá và bị nhăm nhe đánh bại bởi nhiều đối thủ.
Tạo ra nền tảng phát triển doanh nghiệp lâu dài
Theo thời gian, doanh nghiệp của bạn sẽ tăng trưởng. Lúc này, bạn sẽ mở rộng quy mô sang nhiều chi nhánh, thậm chí còn có thể thử sức với nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Nhưng dù bạn có “khởi nghiệp lại từ đầu” theo cách đó, thì bạn cũng luôn có một nền tảng song hành vững chắc – một thương hiệu cá nhân từ trước.
5 bước để xây dựng thương hiệu cá nhân cho Sếp
Hiểu được mức độ quan trọng của vấn đề thương hiệu cá nhân, bạn có thể bắt đầu xây dựng thương hiệu nhà lãnh đạo với 6 bước sau đây.
Bước 1: Chọn một bối cảnh để bắt đầu
Để một nhà lãnh đạo bắt đầu với thương hiệu của mình, hãy chọn ra một bối cảnh phù hợp nhất. Bối cảnh này không chỉ đóng vai trò là bước đà đầu tiên mà còn cần phải cho tất cả mọi người thấy được mức độ quan trọng của việc phải xây dựng thương hiệu cá nhân.
Bước 2: Xây dựng các châm ngôn riêng
Các châm ngôn, các lời tuyên bố của nhà lãnh đạo cần phải tạo được sự kết nối giữa tiếng nói cá nhân với doanh nghiệp. Đồng thời, còn phải gắn kết được nhà lãnh đạo với chính các nhân viên trong nội bộ của mình. Có như vậy, mới có thể xây dựng được thương hiệu một cách bền vững.
Các lời tuyên bố của lãnh đạo được xác định phải căn cứ vào những yếu tố như sau: chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, chiến lược xây dựng thương hiệu của công ty đang được triển khai, một số nguyên tắc và tiêu chuẩn trong phong cách của một người đại diện thương hiệu.
Bước 3: Đề ra các tiêu chuẩn đánh giá lại các hoạt động xây dựng thương hiệu
Mọi hoạt động được thực hiện trong doanh nghiệp đều cần có các biện pháp để đo lường. Các yếu tố này sẽ giúp bạn biết được các công việc mình đang triển khai đạt đến mức độ hiệu quả như thế nào.
Tại bước này, bạn cần xem xét và đưa ra tất cả những yếu tố đánh giá thể hiện được hết kết quả của toàn bộ quá trình. Sau đó, đến giai đoạn đo lường bạn chỉ cần dựa vào những điểm đã đề ra. Như vậy sẽ giúp tiết kiệm thời gian mà vẫn nhanh chóng biết được hiệu quả.
Bước 4: Đưa ra các chương trình hành động cụ thể cho nhà lãnh đạo
Để xây dựng thương hiệu cá nhân, các nhà lãnh đạo cần thương xuyên có những hoạt động và chương trình để kết nối với khách hàng và mọi người. Các hoạt động này có thể là những buổi chia sẻ, buổi đào tạo nghiệp vụ, … Hay thậm chí có thể là những hoạt động xã hội, gây quỹ từ thiện.
Nếu muốn mọi việc được triển khai nhanh chóng và không ngắt quãng. Bạn cần lên sẵn một lịch trình chi tiết và căn cứ vào kế hoạch này để thực hiện. Nếu là một người mới thực hiện, kế hoạch này có thể chỉ trong ngắn hạn và sau đó bạn cần đánh giá lại để có những kinh nghiệm cho kế hoạch dài hạn hơn.

Bước 5: Có phương án dự phòng cho khủng hoảng truyền thông
Các hoạt động truyền thông đôi khi được ví như con dao hai lưỡi vì có thể phát sinh khủng hoảng bất cứ lúc nào. Đó là lý do mà trong kế hoạch của mình bạn cần lường trước những rủi ro này. Đồng thời đề ra các biện pháp xử lý cho phù hợp. Có như vậy, bạn mới có thể chủ động trong tất cả mọi tình huống dù có khủng hoảng xảy ra.
Tạm kết
Một CEO không sở hữu thương hiệu cá nhân hoàn thiện vẫn có thể làm kinh doanh; nhưng một CEO tài ba muốn hiện thực hoá tầm nhìn chiến lược cho doanh nghiệp thì cần xây dựng thương hiệu cá nhân một cách hoàn chỉnh.


